Hạ tầng Datacenter
09:46 30/03/16

1. Data Center là gì?

Data Center (DC) hay còn gọi là Trung Tâm Dữ Liệu là giải pháp hoàn chỉnh về một trung tâm điều phối hoạt động, trung tâm lưu trữ, nó có thể cung cấp các ứng dụng cho một tổ chức doanh nghiệp hay phục vụ cho hàng ngàn người cần truy cập, trao đổi thông tin. Mọi hoạt động của DC đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh, tài chính, cũng như sự sống còn của một doanh nghiệp như các Ngân Hàng, công ty Tài Chính, Sàn Chứng Khoán, công ty Bảo Hiểm, v.v…

Các tiêu chí khi thiết kế data center (DC) bao gồm:

  • Tính module hóa cao
  • Khả năng mở rộng dễ dàng
  • Triển khai các giải pháp mới tối ưu về nguồn và làm mát
  • Tối ưu hóa TCO & ROI cho các TTDL lớn
  • Khả năng hỗ trợ hợp nhất Server và thiết bị lưu trữ mật độ cao

Với bề dày kinh nghiệm của mình, Giải pháp của công ty chúng tôi luôn được xây dựng trên nền tảng tích hợp tổng thể các hệ thống hạ tầng cho trung tâm dữ liệu, kết hợp với các hệ thống quản trị, hệ thống điều kiển khiển tự động thông minh nhằm mang đến cho khách hàng các lợi điểm như:

  • Áp dụng các công nghệ, sản phẩm tiên tiến nhất nhằm đảm bảo xây dựng một môi trường data center chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển lâu dài của các doanh nghiệp, nhất là cho các kho dữ liệu có tầm quan trọng.
  • Thiết lập môi trường tiêu chuẩn, an toàn và ổn định cho triển khai các hệ thống công nghệ thông tin như: hệ thống điện, chống sét, chống cháy, chữa cháy, hệ thống kiểm soát ra vào vật lý….
  • Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động liên tục của hệ thống công nghệ thông tin, có khả năng chống lại các sự cố về điện, sự cố về cháy, nổ ảnh hưởng đến hoạt động của trung tâm dữ liệu. Cung cấp điều kiện tiêu chuẩn về môi trường như: hệ thống thông gió, làm mát, hệ thống chống ẩm đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của trung tâm dữ liệu và nâng cao tuổi thọ các thiết bị phần cứng.
  • Đảm bảo điều kiện hạ tầng cho nhu cầu vận hành, bảo trì và phát triển các hệ thống công nghệ thông tin tại trung tâm dữ liệu trong tương lai.

2. Các tiêu chuẩn

Một Data Center cần tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như:

  • ANSI/TIA-942: “Telecommunications Infrastructure Standard for Data Centers”
  • ISO/IEC: ISO/IEC 24764 “Generic Cabling for Data Centres”

Theo TIA-942, Data Center được phân loại như sau:

Mức độ TIER

Yêu cầu

TIER 1

- Các thiết bị IT chỉ được cung cấp bởi đường dẫn đơn không có dự phòng

- Công suất của các thành phần không có sự dự phòng

- Hạ tầng cơ bản có độ sẵn sàng chấp nhận được là 99.671%

TIER 2

- Mức độ này đáp ứng hoặc vượt qua mức độ 1

- Hạ tầng và các thành phần đều được dự phòng

- Độ sẵn sàng chấp nhận được là 99.741%

TIER 3

- Mức độ này đáp ứng hoặc vượt qua mức độ 1 và 2

- Các thiết bị IT được cung cấp bởi nhiều đường độc lập

- Tất cả thiết bị thông tin phải được cung cấp bởi nguồn điện kép và cấu trúc liên kết phải phù hợp kiến trúc của TTDL.

- Đồng thời duy trì cơ sở hạ tầng với độ sàng là 99,982%

TIER 4

- Mức độ này đáp ứng hoặc vượt qua mức độ 1, 2 và 3

- Tất cả hệ thống làm lạnh phải độc lập với chế độ nguồn kép

- Độ sẵn sàng của hạ tầng là 99,995%

 

3. Các thành phần trong Data Center

Trong thiết kế chuẩn hạ tầng kỹ thuật cho DC cần phải dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và thường bao gồm: 

  • Hệ thống cung cấp nguồn sạch và an toàn, bao gồm sơ đồ cấp điện không có các điểm chết, khả năng tự làm sạch và nguồn dự phòng sẵn sàng thông qua các thiết bị như UPS, máy phát điện, biến áp cách ly, ... với năng lực đáp ứng nhu cầu sử dụng và dự phòng mở rộng.
  • Hệ thống làm mát chuyên dụng tạo môi trường hoạt động tối ưu, hạn chế tối đa các tác động lên hệ thống từ nhiệt độ và độ ẩm đến thiết bị lưu trữ và xử lý dữ liệu.
  • Hệ thống báo và chữa cháy tự động công nghệ cao, sử dụng thiết bị dò khói có độ nhạy rất cao, cung cấp cho người sử dụng những cảnh báo sớm nhất về khả năng phát sinh đám cháy, cùng với các thiết bị chữa cháy bằng khí sạch để xử lý triệt để đám cháy mà không làm ảnh hưởng đến các hệ thống khác.
  • Hệ thống cửa từ điều khiển vào ra: giúp giám sát và hạn chế những truy cập trái phép không gian vật lý.
  • Hệ thống sàn nâng: có nhiệm vụ tạo không gian bố trí thiết bị CNTT độc lập với các hệ thống hạ tầng khác. Che chắn hệ dây dẫn, đường ống kỹ thuật, đường thổi khí riêng biệt đối với không gian bố trí thiết bị.
  • Hệ thống chống sét lan truyền cho phòng máy chủ, giúp phòng máy chủ luôn có có khả năng tự phòng vệ trước những xung điện cao đột biến do sét gây ra từ những vị trí khác bên ngoài tòa nhà.
  • Hệ thống quản trị an ninh vật lý: có nhiệm vụ quản lý, giám sát trạng thái, cảnh báo thông minh và tự động xử lý sự cố đối với trạng thái, các thông số làm việc của hệ thống thiết bị hạ tầng như hệ thống điều hòa chính xác, hệ thống PCCC, hệ thống phát hiện nước rò rỉ chất lỏng, hệ thống phân phối nguồn, hệ thống nguồn dự phòng, hệ thống an ninh vật lý, ... được tích hợp quản trị như là một hệ thống duy nhất.

4. Các hệ thống phụ trợ

  • Hệ thống điện nguồn

  • Hệ thống lạnh

  • Hệ thống sàn nâng

  • Hệ thống tiếp đất
  • Hệ thống máng cáp

  • Hệ thống chống cháy.
  • Hệ thống an ninh. 
  • Hệ thống tủ Rack

5. Một số dự án tiêu biểu

  •  Cục việc làm - Bộ lao động thương binh và xã hội Việt Nam
  •  Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  •  Cục Công nghệ tin học  - Ngân hàng nhà nước Việt Nam

 

 

BQT Mitec
Đánh giá: